Hệ hô hấp của chúng ta rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài, trong đó viêm phổi là bệnh lý mà nhiều người đang gặp phải. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ được nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này để có cách xử lý và chăm sóc sức khỏe giúp phòng ngừa bệnh. Hãy cùng ColdiB tìm hiểu rõ hơn các vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là một bệnh lý do tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra, khiến cho các tổ chức tại phổi bị viêm và ảnh hưởng nhiều tới các chức năng hoạt động của phổi. Bệnh viêm phổi có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ cho tới nặng, thậm chí có thể đe doạ tính mạng của người bệnh.
Bệnh viêm phổi có thể được phân theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mục đích điều trị lâm sàng. Thông thường, sẽ được phân thành 2 loại đó là theo nguồn lây nhiễm và theo nguyên nhân gây bệnh.
– Phân loại viêm phổi theo nguồn lây nhiễm:
- Viêm phổi bệnh viện
- Viêm phổi cộng đồng
– Phân loại viêm phổi theo nguyên nhân gây bệnh
- Viêm phổi do vi khuẩn
- Viêm phổi do virus
- Viêm phổi do nấm
- Viêm phổi do hóa chất
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi
Dấu hiệu của bệnh viêm phổi tuỳ thuộc vào các yếu tố gây ra bệnh như loại vi trùng gây viêm phổi, tuổi tác hay sức khoẻ tổng thể của người bệnh.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi bao gồm:
- Cảm thấy đau ngực khi thở hoặc ho, đau bên tổn thương
- Ho, ho có đờm.(lúc đầu ho khan, về sau ho có đờm đặc, màu vàng, xanh hoặc rỉ sắt)
- Cảm giác mệt mỏi.
- Sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh (những người già hoặc người bị suy giảm miễn dịch có thể không bị sốt).
- Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
- Cảm giác khó thở trong trường hợp tổn thương phổi lan tỏa, nặng hoặc xảy ra ở bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính kèm theo: thở nhanh, tím môi đầu chi.
- Người già có thể bị lú lẫn.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị viêm phổi có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo, tuy nhiên trẻ vẫn sẽ có các dấu hiệu như sau:
- Buồn nôn, nôn.
- Sốt cao, co giật.
- Ho.
- Trẻ khó thở, bỏ bú, bỏ ăn.
- Trẻ luôn bứt rứt, mệt mỏi.
- Trẻ bị tím tái, li bì, rút lõm lồng ngực.
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng bệnh lý có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Cụ thể như sau:
3.1. Viêm phổi do vi khuẩn
Hầu hết các trường hợp viêm phổi cộng đồng ở người trưởng thành đều có nguyên nhân do vi khuẩn. Vi khuẩn thường lây truyền qua đường giọt bắn đó là khi người khoẻ mạnh hít hay nuốt phải các giọt chứa đầy vi khuẩn sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Những người có các bệnh lý nền như hen phế quản, khí phế thũng, bệnh lý về tim mạch hay những người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ bị viêm phổi do vi khuẩn hơn người khác. Một số triệu chứng thường gặp đó là: ho có đờm, sốt cao trên 38 độ C, thở nhanh, đau ngực, mệt mỏi…
3.2. Viêm phổi do virus
Có rất nhiều loại virus có thể gây viêm phổi như các loại virus gây ra cảm lạnh, virus cúm… Đây được xem là nguyên nhân gây ra số trường hợp viêm phổi nhiều thứ hai sau nguyên nhân do vi khuẩn. Nếu mắc viêm phổi do viêm virus, người bệnh thường có một số biểu hiện như: sốt, ớn lạnh, ho khan, chảy nước mũi, đau cơ, đau đầu, yếu người, mệt mỏi…
3.3. Viêm phổi do nấm
Ở người trưởng thành khỏe mạnh thì nguy cơ mắc viêm phổi do nấm là rất thấp, tuy nhiên nếu bị suy giảm hệ miễn dịch vì bất kỳ lý do nào cũng sẽ có khả năng cao mắc viêm phổi do nấm. Các nguyên nhân gây ra suy giảm miễn dịch có thể kể đến là:
- Sau khi ghép tạng phải sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch.
- Hoá trị liệu khi điều trị ung thư.
- Đang trong quá trình điều trị bệnh tự miễn ví dụ như viêm khớp dạng thấp.
- Nhiễm HIV.
3.4. Viêm phổi do hóa chất
Đây là nguyên nhân đặc thù và rất ít gặp. Có nhiều loại hoá chất gây ra viêm phổi ở dạng hơi, lỏng, rắn. Bên cạnh đó, các hoá chất này còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác. Viêm phổi do hóa chất có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào: loại hoá chất, môi trường phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm, dạng hoá chất bị phơi nhiễm, biện pháp bảo hộ đã sử dụng, thể trạng của bệnh nhân, các sơ cứu đã thực hiện…
4. Bệnh viêm phổi có lây không?
Bệnh viêm phổi chủ yếu xảy ra do các vi khuẩn, virus, nấm… xâm nhập vào cơ thể gây ra, do đó bệnh có tính lây nhiễm cao. Một người sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh khi:
- Có tiếp xúc với dịch cơ thể của người mắc bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi.
- Khi chạm tay vào bề mặt hoặc vật thể có sẵn vi sinh vật gây bệnh, sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt.
Viêm phổi do nấm sẽ không trực tiếp lây từ người sang người, tuy nhiên bệnh có khả năng lây nhiễm qua môi trường hoặc không khí.
Các thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị. Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm phổi, người bệnh cần đi khám để có phác đồ điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm.