Sổ mũi (hay còn được gọi là chảy nước mũi), là một triệu chứng thường gặp trong mùa đông xuân hoặc khi cơ thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gây ra bởi các tác nhân như vi khuẩn, vi rút. Sổ mũi có thể tự hết sau một vài ngày, tuy nhiên để kiểm soát tình trạng khó chịu do sổ mũi mang lại, bạn có thể tham khảo 7 cách trị sổ mũi tại nhà nhanh chóng, an toàn và hiệu quả mà không cần dùng thuốc dưới đây.
1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý để xịt hoặc rửa mũi là cách trị sổ mũi đơn giản, tiết kiệm và nhanh chóng. Nước muối được đưa vào trong mũi, đi sâu vào các xoang giúp cuốn trôi bụi bẩn, vi khuẩn, dịch nhầy ra ngoài. Đồng thời, nước muối sinh lý có tác dụng diệt khuẩn, làm dịu niêm mạc mũi từ đó giảm tình trạng phù nề, kích ứng của niêm mạc mũi.
Chuẩn bị:
- Nước muối sinh lý pha sẵn đóng chai có bán ở các nhà thuốc hoặc pha muối tinh với nước ấm theo tỷ lệ 1 lít nước sạch pha cùng 9g muối tinh khiết.
- Dụng cụ rửa mũi đã được vệ sinh sạch sẽ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nghiêng đầu về một bên trên bồn rửa.
- Bước 2: Dùng dụng cụ rửa mũi đưa dung dịch nước muối sinh lý vào một bên mũi, để nước chảy ra bên kia.
- Bước 3: Tiếp tục rửa với bên còn lại, rửa đến khi nước chảy ra trong suốt không còn dịch nhầy.
Lưu ý: Phương pháp này cần được thực hiện đúng kỹ thuật để tránh gây nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc viêm vòi tai hay các xoang khác. Nên hỏi ý kiến tham khảo hoặc hướng dẫn bởi các chuyên viên y tế trước khi thực hiện.
2. Sử dụng thuốc xịt mũi uy tín
Trong trường hợp bạn đã bị sổ mũi gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, sử dụng xịt mũi COLDi-B chính là giải pháp nhanh chóng giúp thông mũi, giảm ngạt mũi. Với hơn 20 năm có mặt trên thị trường, COLDi-B đã trở thành “người bạn đồng hành” đáng tin cậy, giúp hàng triệu người dễ dàng vượt qua cơn sổ mũi.
Sản phẩm chứa Oxymetazoline, hỗ trợ giải phóng cơn ngạt mũi chỉ sau 1-2 nhát xịt, mang lại cảm giác thông thoáng kéo dài đến 6-8 giờ. Thiết kế nhỏ gọn, đầu xịt cải tiến, COLDi-B là trợ thủ đắc lực, giúp bạn chủ động đối phó với viêm xoang, ngạt mũi mọi lúc, mọi nơi. Sản phẩm hiện có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc
3. Uống nước ấm thường xuyên
Uống nhiều nước ấm khi bị sổ mũi có thể hữu ích vì chúng giúp chất nhầy trong xoang mũi loãng hơn và dễ dàng tống ra ngoài hơn. Nếu cơ thể không đủ nước, chất nhầy sẽ ngày càng đặc và dính hơn, khiến mũi bị nghẹt hơn do các dịch tiết không đi ra ngoài được và chảy ngược vào trong.
Cách thực hiện:
- Theo khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), mỗi ngày chúng ta cần phải nạp vào cơ thể khoảng 2 lít nước (tương đương 8 ly nước).
- Khi bạn bị sổ mũi, hãy đảm bảo đủ lượng nước nạp vào cơ thể, ưu tiên sử dụng nước ấm và chia nhỏ chúng ra uống trong ngày.
4. Sử dụng mật ong và chanh để giảm sổ mũi
Từ lâu, mật ong và chanh đã thường được ông cha sử dụng khi mắc các bệnh đường hô hấp. Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp làm dịu cổ họng và giảm viêm, trong khi chanh chứa nhiều vitamin, trong đó có vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Kết hợp mật ong và chanh sẽ giúp giảm các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ho do viêm họng.
Cách thực hiện:
- Sử dụng nửa quả chanh, vắt lấy nước cốt vào một cốc nước ấm.
- Thêm một muỗng mật ong vào và khuấy đều.
- Uống hỗn hợp này mỗi ngày 1 – 2 lần, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để giảm triệu chứng do viêm họng.
Ngoài cách trên, bạn có thể dùng chanh đào ngâm với mật ong rồi sử dụng mỗi ngày 2 thìa pha với nước ấm rất tốt cho cơ thể.
5. Sử dụng trà ấm
Một số loại trà như trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc, trà tía tô… khi uống ấm có thể giúp cải thiện một phần tình trạng sổ mũi do tác dụng làm ấm cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Cách thực hiện:
- Cắt vài lát gừng tươi, 1 vài lát trà bạc hà, hoặc hoa cúc và cho vào nước sôi.
- Bạn có thể mua sẵn các loại trà túi lọc có bán tại siêu thị
- Để ngâm trong nước sôi khoảng 5-10 phút, sau đó uống.
- Bạn có thể thêm một ít mật ong để tăng thêm hiệu quả.
6. Nghỉ ngơi đầy đủ và tăng cường miễn dịch
Nghỉ ngơi đầy đủ là một trong số các phương pháp cần thiết để cơ thể phục hồi, từ đó hệ thống miễn dịch được tái kích hoạt giúp đẩy lùi bệnh tật. Ngoài ra, để giúp hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, như các hoa quả chứa nhiều vitamin C (cam, quýt, bưởi), vitamin D (nấm, cá hồi), khoáng chất như Sắt, kẽm có nhiều trong các loại thịt đỏ.
Cách thực hiện:
- Ngủ đủ giấc, ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ tươi để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
7. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
Nếu môi trường hanh khô, độ ẩm thấp (do thời tiết, sử dụng điều hòa,…) có thể gây kích ứng mũi và làm tình trạng sổ mũi nặng hơn. Lúc này, hãy sử dụng các loại máy tạo độ ẩm không khí, chúng sẽ giúp cho tình trạng sổ mũi được cải thiện hơn.
Cách thực hiện:
- Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng, đặc biệt là khi bạn ngủ.
- Đảm bảo độ ẩm trong phòng luôn ở mức vừa phải (khoảng 40-60%).
- Lưu ý luôn vệ sinh máy tạo độ ẩm định kỳ để chúng không trở thành nơi tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn.
Kết luận
Sổ mũi có thể khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu áp dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng sổ mũi vẫn không thuyên giảm, thậm chí có dấu hiệu nặng lên kèm theo nhiều triệu chứng khác hoặc kéo dài trên 7 ngày, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn các điều trị hiệu quả nhất.